Bản tin định cư

Date: 12-06-2017 05:06:47
BỘ TRƯỞNG KELLY “KHÔNG TRỤC XUẤT NGƯỜI THAM GIA DACA. HY VỌNG THÔNG QUA DỰ LUẬT BẢO VỆ HỌ”
 Tác giả: Misamo
Lần đọc: 586

Bộ trưởng Kelly khẳng định sẽ bảo hộ cho 760 ngàn người tham gia DACA

Thúc đẩy Quốc hội thông qua dự luật bảo vệ

Ngày 7/6 vừa qua Bộ trưởng Bộ an ninh nội địa John Kelly đã nhấn mạnh trong buổi chất vấn của Quốc hội “Chúng ta không nhắm mục tiêu vào những người đã đăng ký chương trình DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals – chương trình hoãn trục xuất dành cho những người nhập cư Mỹ bất hợp pháp từ lúc nhỏ)” 

Bộ trưởng Kelly hối thúc “Dự luật công nhận quyền thường trú hợp pháp đối với người tham gia DACA cần phải được nhanh chóng thông qua tại Quốc hội”.

Ông cũng chỉ ra rằng “Một số người trong Quốc không muốn thay đổi tình trạng cư trú của những người thuộc DACA nhưng chúng ta phải thông qua phương pháp giải quyết mang tính lâu dài”, và “Thực tế vẫn có rất nhiều người ủng hộ những người tham gia DACA nên tôi hy vọng chính phủ có thể thừa nhận quyền cư trú hợp pháp của họ”.

Phát biểu của ông Kelly góp phần khẳng định rằng Nhà Trắng sẽ không trục xuất những người tham gia DACA và nhiều khả năng sẽ nhanh chóng thông qua dự luật công nhận quyền cư trú hợp pháp của họ.  

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Lindsey Graham và thượng nghị sĩ đăng Dân Chủ Dick Durbin hiện đang đệ trình lên Quốc hội dự luật chuyển đổi trạng thái cư trú hợp pháp cho người tham gia DACA.

Theo dự luật, 760 ngàn người tham gia DACA được cấp giấy phép làm việc và được hoãn trục xuất trong 3 năm. Sau khi hết thời gian 3 năm, dự luật mới cho phép họ sẽ được tiếp tục gia hạn các quyền lợi này.

Đạo luật mới này không chỉ áp dụng cho những người đã tham gia DACA, mà cả những người sẽ đăng ký sau này cũng sẽ được hưởng quyền lợi tương đương.

Nếu dự luật này được thông qua, những người nhập cư bất hợp pháp tham gia DACA sẽ được bảo hộ quyền cư trú một cách lâu dài.

Tuy nhiên những người tham gia DACA cần lưu ý nếu phạm tội hình sự trong thời gian được sự bảo vệ của chương trình thì vẫn có thể lập tức bị trục xuất về nước.

Bản quyền bài viết trên thuộc về Misamo