Người nói tiếng Việt tại Mỹ nhiều thứ 4. Số người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất, người nhập cư từ các nước châu Á đều tăng.
*Dân số sử dụng ngoại ngữ trong các gia đình tại Mỹ ( Báo cáo của trung tâm di trú )
Ngoại ngữ |
2013 |
2014 |
Tăng/Giảm |
Tổng số người sử dụng ngoại ngữ |
61.600.000 người |
63.180.000 người |
+ 1.580.000 người |
|
37.460.000 người |
39.250.000 người |
+ 1.790.000 người |
|
2.9000.000 người |
3.140.000 người |
+ 240.000 người |
|
1.610.000 người |
1.690.000 người |
+ 80.000 người |
|
1.400.000 người |
1.460.000 người |
+ 60.000 người |
|
1.310.000 người |
1.220.000 người |
|
|
1.120.000 người |
1.130.000 người |
+ 10.000 người |
|
930.000 người |
1.120.000 người |
+ 190.000 người |
|
1.060.000 người |
930.000 người |
- 130.000 người |
Dân số đang nói tiếng Việt trong các gia đình tại Mỹ trong vòng một năm qua đã tăng lên 60.000 người. Trung bình, trong các gia đình Mỹ, dân số đang sử dụng ngoại ngữ là 1/5, người sử dụng tiếng Trung, tiếng Phillippines, tiếng Hàn và tiếng Ả rập đều tăng.
Dân số sử dụng ngoại ngữ ngoài tiếng Anh trong các gia đình Mỹ mỗi năm đều tăng mạnh. Duy nhất chỉ có dân số sử dụng tiếng Hàn đang có hiện tượng giảm dần.
Theo kết quả phân tích tài liệu của Trung tâm dân số liên bang, dân số đang sử dụng ngoại ngữ tại các gia đình Mỹ cho đến năm 2014 là 6.318.000 người, tăng 1.580.000 người.
Như vậy, có thể coi như tại Mỹ, cứ 5 người lại có 1 người sử dụng ngoại ngữ trong gia đình.
Trong số 6.318.000 người đang nói tiếng nước ngoài có 35.440.000 người là người nhập cư sinh tại nước ngoài, 27.740.000 người là con cháu trong những gia đình nhập cư – sinh tại Mỹ.
Đến năm 2014, trong các gia đình tại Mỹ, số người đang sử dụng tiếng Việt là 1.460.000 người.
Tăng thêm 60.000 người trong vòng 1 năm so với 1.400.000 người trong năm 2013, đứng thứ 4 trong danh sách các nước có người nhập cư nói ngoại ngữ nhiều nhất.
Ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ là tiếng Tây Ban Nha với khoảng 39.250.000 người, tăng 1.790.000 người so với năm trước.
Người nhập cư gốc Mexico và Mỹ Latin đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha nên số lượng người đang dẫn đầu.
Đứng thứ 2 là dân số sử dụng tiếng Trung với 3.140.000 người, tăng 240.000 so với năm trước. Đứng thứ 3 là Philippines với 1.690.000 người đang nói tiếng Tagalog. Tăng 80.000 người so với năm trước chỉ có 1.610.000 người.
Đứng thứ 4 là dân số đang sử dụng tiếng Việt với 1.460.000 người, tăng 60.000 người so với năm ngoái.
Đứng thứ 5 là dân số nói tiếng Pháp với 1.220.000 người, tăng 90.000 người. Đứng thứ 6 là dân số nói tiếng Hàn quốc và đứng thứ 7 là dân số nói tiếng Ả rập với 1.120.000 người, tăng 190.000 người.
Đứng thứ 8 là dân số nói tiếng Đức với 930.000 người, giiarm 130.000 người so với năm trước.
So với năm trước, dân số nói tiếng Ả rập tăng nhanh nên đổi vị trí từ thứ 8 lên thứ 7, gần đuổi kịp số dân nhập cư nói tiếng Hàn.Có thể thấy, dân số sử dụng ngoại ngữ không phải tiếng Anh đến từ các nước châu Âu như Pháp và Đức đang giảm dần trong khi tiếng nói của các nước châu Á đều tăng nhanh, trong đó phải kể tới tiếng Trung và tiếng Ả rập tăng mạnh.
*Bản quyền bài viết trên thuộc về MISAMO