Đối tượng là nam giới trên 16 tuổi từ các nước Ả Rập Trung Đông, Hồi Giáo, Bắc Hàn v.v…
Tái triển khai hệ thống NSEERS được thực hiện từ năm 2002~2011
Donal Trump tuyên bố những nam giới đến từ hơn 20 quốc gia như Ả Rập Trung Đông, Hồi Giáo, Bắc Hàn… khi nhập cảnh Mỹ và cả những người có quyền thường trù nhân đều phải đăng ký tạm trú với Bộ An ninh Nội địa.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Trump từng tuyên bố là sẽ cấm người của các quốc gia có khả năng khủng bố nhập cảnh Mỹ. Nhưng hiện giờ ông tạm thời bảo lưu lại lời cam kết cứng rắn này, thay vào đó họ phải trải qua hệ thống kiểm ra gắt gao hơn khi nhập cảnh Mỹ.
Kris Kobach - đặc trách nội vụ của bang Kansas – người nắm quyền về chính sách nhập cư trong nhóm chuyển giao quyền lực của Trump cho biết “Hiện nay chúng tôi đang tái triển khai hệ thống đăng ký tạm trú dành cho đối tượng nam giới thường trú hoặc đến Mỹ bằng visa ngắn hạn có xuất thân từ những quốc gia bị lưu ý”
Sau sự kiện khủng bố 11/9, trong năm 2002 Mỹ đã từng bắt buộc nam giới trên 16 tuổi xuất thân từ những quốc gia bị lưu ý đang cư trú trú dài hạn và ngắn hạn tại Mỹ đăng ký hệ thống NSEERS (National Security Entry-Exit Registration System) . Hiện nay Trump khẳng định sẽ tái triển khai lại hệ thống này.
Nam giới trên 16 tuổi đến từ các nước bị lưu ý khi nhập cảnh Mỹ ở vòng kiểm tra an ninh thứ 2 phải tiến hành lấy vân tay, chụp hình , thẩm vấn v.v… Những đối tượng ở Mỹ trên 30 ngày hoặc lưu trú trên 1 năm như du học sinh, người lao động, thường trú nhân v.v… đều phải đăng ký lại, nếu không sẽ bị xử phạt.
Sau sự kiện khủng bố 11/9 có tổng cộng 25 quốc gia thuộc khu vực Ả Rập Trung Đông, Hồi giáo và cả Bắc Hàn được xếp vào diện cần đặc biệt lưu ý.
Chính phủ Mỹ phân loại được khoàng 14,000 đối tượng trục xuất trong 2 năm thực hiện, hệ thống này bị đánh giá là thiếu hiệu quả, vi phạm nhân quyền và gây nên những mâu thuẫn ngoại giao giữa các nước.
Sau khi hứng chịu những phản đối gay gắt từ các tổ chức nhân quyền, cuối năm 2003 chính phủ Mỹ thông báo tạm dừng NSEERS tuy nhiên trên thực tế hệ thống này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến năm 2011 khi Obama lên làm tổng thống mới hoàn toàn chấm dứt hằn.
Bài viết trên thuộc bản quyền của Misamo